Trị vì Tiền_Hoằng_Tông

Sau khi lên ngôi, ông triệu hoàng đệ Tiền Hoằng Thục, lúc đó là thứ sử Thai châu [13], đến Tiền Đường, phong làm Thừa tướng. Không lâu sau đó, Lý Đạt, Tiết độ sứ Uy Vũ [14], dâng Uy Vũ xưng thần với ông. Tiền Hoằng Tông ban cho Lý Nhân Đạt danh nghĩa tể tướng và ban cho ông ta tên mới là Lý Nhụ Uân. Lý Nhụ Uân lo sợ rằng Tiền Hoằng Tông sẽ giam lỏng mình ở Tiền Đường, bèn dùng tiền mua chuộc tướng quân Hồ Tiến Tư, để Tiến Tư tấu xin cho Nhụ Uân được trở về trấn, Hoằng Tông bằng lòng. Không lâu sau đó, Lý Nhụ Uân bất hòa với tướng dưới quyền là Bào Tu Nhượng. Lý Nhụ Uân âm mưu ám sát Bào Tu Nhượng và đem Phúc châu hàng Nam Đường. Bào Tu Nhượng biết chuyện nên dẫn binh tiến công phủ đệ của Lý Nhụ Uân, giết cả nhà ông ta rồi lại xưng thần với Ngô Việt.[1]

Mùa đông năm 947, hoàng đế Hậu HánLưu Tri Viễn, người vừa giành được Trung Nguyên sau khi quân Liêu rút lui về phía bắc, ban cho Tiền Hoằng Tông chức Đông Nam Binh mã Nguyên soái, Trấn Đông Trấn Hải tiết độ sứ, Trung thư lệnh, Ngô Việt vương.[1] Từ thời điểm đó, Tiền Hoằng Tông xưng thần với Hậu Hán và dùng niên hiệu của Hậu Hán.[4] Không lâu sau đó, Hậu Hán chính thức phong cho ông làm quốc vương thay cho vương, mặc dù không rõ chính xác là khi nào.[15] Là quốc vương, Tiền Hoằng Tông bị coi là quá nghiêm khắc, ông cho rằng Tiền Hoằng Tá quá dễ dãi với thuộc hạ, nên các tướng có quá nhiều quyền lực, lấn át quyền của quốc vương. Sau khi lên ngôi, ông chém đầu ba người pháp lại Trấn Hải và Trấn Đông để biểu thị quyền lực của mình.[1]

Nội nha thống quân sứ Hồ Tiến Tư tiếp tục thâu tóm quyền hành, khiến nhà vua không hài lòng. Nhà vua muốn đuổi ông ta ra ngoại trấn, song ông ta tìm cách kháng lệnh. Từ đó Tiến Tư hễ có đề nghị gì, Hoằng Tông đều bài chiết. Tiến Tư uất ức về nhà, cho lập gian thờ Tiền Hoằng Tá trong tư gia, rồi khóc than kể lể. Từ sau vụ Lý Nhụ Uân, Tiến Tư tự cảm thấy trong lòng bất an. Có một lần, khi Hoằng Tông úy lạo quân sĩ và ban thưởng cho họ. Tiến Tư cho rằng thưởng công quá hậu hĩnh, và không đồng tình, nhà vua bèn ném bút xuống nước và nói, "Quả nhân muốn chia sẻ phú quý với chư quân, sao nhà người dám ngăn cấm?" Có lần một người dân phạm tội giết bò tư. Trong vụ đó, người tra án dự đoán rằng có bò bị giết thịt trái phép trong vụ đó lên tới 1000 cân. Hoằng Tông đem việc này hỏi Tiến Tư, Tiến Tư đáp: "Không quá 300 cân". Hoằng Tông đáp: "Vậy là tên xét án nói quá đáng". Bèn hạ lệnh cho điều tra, xử lý người đó. Ông tỏ ra bái phục về trí thông minh của Tiến Tư, hỏi: "Làm thế nào mà ông biết được?", Tiến Tư đáp, "Trước khi thần tòng quân, đã từng làm qua việc này." Tuy nhiên, Tiến Tư nghĩ rằng việc nhà vua hỏi như vậy là muốn bóc trần quá khứ của ông ta, thời đó nghề bán thịt bị coi là ti tiện, vì thế càng oán hận hơn.[1]

Khoảng đầu năm 848, Hoằng Tông bàn với hai viên tướng ông ta tin tưởng là Nội nha chỉ huy sứ Hà Thừa Huấn và Nội Đô giám Thủy Khâu Chiêu Khoán, mưu đuổi Tiến Tư. Chiêu Khoán biết rằng thế lực của Tiến Tư lớn mạnh khó mà chế phục được, nên không dám tiến hành. Còn Thừa Huấn lo sợ thông tin mà bị lộ ra thì sẽ bị Tiến Tư giết chết, quyết định báo cho Tiến Tư biết luôn. Tiến Tư nhân khi Hoằng Tông thiết yến các tướng và ban đêm, cho rằng nhà vua đang định dẫn quân đánh mình, bèn tập hợp người ngựa tiến vào trong Thiên Sách Đường. Tiến Tư bèn quản thúc nhà vua, và nói thác nhà vua mắc bệnh phong, truyền ngôi cho hoàng đệ Hoằng Thục. Nguyên Thục đồng ý lên ngôi, với điều kiện đảm bảo mạng sống cho Hoằng Tông, Tiến Tư đồng ý. Nguyên Thục lên ngôi, là Trung Ý vương. Sau đó Tiến Tư giết Thủy Khâu Chiêu Khoán và cậu của Hoằng Tông là Phu Quang Quyển.[1]